Dự báo thời tiết Hà Nội
Thời tiết hôm nay, ngày mai, 3, 5 và 10 ngày tới


Kính thiên văn Hubble phát hiện thiên hà cổ xưa nhất

Các nhà khoa học đang từng bước tiến gần hơn tới nguồn gốc của vũ trụ. Thật vậy, nhờ vào kính viễn vọng không gian Hubble, một nhóm các nhà thiên văn học vừa tìm ra thiên hà cổ xưa nhất và xa nhất từng quan sát được.

Được đặt tên là z8_GND_5296, thiên hà này có lẽ đã được hình thành chỉ sau Big Bang 700 triệu năm. Big Bang, hay còn gọi là Vụ Nổ Lớn, xảy ra cách đây 13,8 tỉ năm.

Và bởi vì ánh sáng cần mất nhiều thời gian mới đi đến được chỗ chúng ta nên thiên hà mà chúng ta quan sát được là hình ảnh của nó từ 13,1 tỉ năm (ánh sáng) trước đây.

“Một bước tiến lớn”

Bên cạnh tính chất cổ xưa của nó, thiên hà z8_GND_5296 còn có một đặc trưng thú vị. Thiên hà này sản sinh ra những ngôi sao với tốc độ rất lớn, gấp 100 lần so với thiên hà của chúng ta (Ngân Hà), tương đương với số lượng khoảng 300 mặt trời mỗi năm. Chính điều này giải thích tại sao thiên hà z8_GND_5296 phát ra ánh sáng mạnh, giúp chúng ta quan sát được như vậy.

Phát hiện này đã nhận được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia trong đó có giáo sư Alfonso Aragon-Salamanca thuộc trường Đại học Nottingham. Ông nhận xét: “Đây là một bước tiến lớn, nhưng vẫn cần tiếp tục tìm kiếm xa hơn. Càng đi xa, chúng ta càng có nhiều khả năng tìm thấy những ngôi sao đầu tiên được sinh ra ngay sau khi Vũ trụ hình thành. Thế hệ kính viễn vọng tiếp theo có thể biến điều đó thành hiện thực”. Như vậy tức là kể từ năm 2018, sau khi kính viễn vọng không gian James Webb* được đưa vào hoạt động thay thế cho kính Hubble.

(*) James Webb là giám đốc thứ hai trong lịch sử của NASA.

Nguồn: Theo Le Huffington Post

Ảnh: Kính viễn vọng không gian Hubble

Bạn thích bài viết này? Hãy bấm like và comment để chia sẻ cùng bạn bè.

Các bài khác