Dự báo thời tiết Hà Nội
Thời tiết hôm nay, ngày mai, 3, 5 và 10 ngày tới


Sao chổi ISON liệu có thể sống sót sau khi đi qua Mặt trời?

Hôm nay, ngày 28/11, sao chổi ISON sẽ đi qua và cách Mặt trời một khoảng 1,17 triệu km. Theo các nhà khoa học, vì đi qua gần Mặt trời như vậy, sao chổi này sẽ bị tan rã.

Với nhiệt độ 2700 độ C, sao chổi ISON sẽ đi qua Mặt trời ở khoảng cách gần Mặt trời nhất, khoảng 1,17 triệu km. Nhưng sao chổi khổng lồ này có khả năng sẽ không vượt qua được Mặt trời: các nhà vật lý thiên văn Mỹ cho rằng sao chổi sẽ bị tan rã. Nếu như sao chổi vẫn sống sót sau khi đi qua Mặt trời, chúng ta sẽ có thể quan sát nó trên bầu trời vào ban đêm từ tháng 12 cho đến tháng 2 năm sau và sẽ gần Trái đất nhất với khoảng cách 64 triệu km vào ngày 26/12.

Carey Lisse, một chuyên gia về sao chổi làm việc tại Trung tâm nghiên cứu vật lý ứng dụng Johns Hopkins cho biết: “Đa số chúng tôi đều cho rằng sao chổi ISON sẽ vỡ ra thành các mảnh nhỏ và một số người cho rằng nó sẽ tan biến hoàn toàn”. Nhưng “nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng nó có thể sống sót” và đi sang phía bên kia của Mặt trời với phần nhân sao chổi đã bị nhỏ đi nhưng vẫn còn nguyên vẹn.

Carey Lisse đánh giá: Sao chổi ISON không cứng. Cấu tạo của nó có thể chứa từ 30% đến 50% là nước và nhân sao chổi khá nhỏ, đường kính chỉ vào khoảng 1,2 km là tối đa. Khá bi quan, Carey Lisse cho rằng sao chổi ISON “chỉ có 30% cơ may” đi qua được sang phía bên kia của Mặt trời.

Một vị tổ tiên đến từ hàng tỉ năm về trước

Lí do sao chổi ISON thu hút sự chú ý của toàn thể cộng đồng thiên văn học kể từ sau khi nó được hai nhà thiên văn học không chuyên người Nga phát hiện ra vào tháng 9/2012, đó là: sao chổi này có nguồn gốc từ những vật chất hình thành nên hệ Mặt trời từ cách đây 4,5 tỉ năm. Các nhà vật lý thiên văn cho rằng sao chổi ISON mới thoát ra khỏi Đám mây tinh vân Oort* cách đây chỉ một vài triệu năm.

Carey Lisse chia sẻ: “Đây là một chứng tích về quá trình hình thành của hệ Mặt trời”. Nhà khoa học này đồng thời nhấn mạnh rằng chính nhờ vào các sao chổi mà các hành tinh được hình thành, chính sao chổi đã mang nước đến vì nước chiếm một phần không nhỏ trong cấu tạo của chúng.

Đám mây tinh vân Oort

Đám mây tinh vân Oort là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ, bao quanh hệ Mặt trời với đường kính 1 năm ánh sáng. Nó gồm có hai phần: đám mây phía trong và đám mây phía ngoài cách mặt trời khoảng 30.000 đến 50.000 đơn vị thiên văn. Theo giả thuyết, các sao chổi được hình thành tại đây, và 50% số sao chổi trong hệ Mặt trời được tạo thành từ đám mây phía trong.

Đám mây Oort được hình thành từ thời khi hệ Mặt trời còn là những đám mây bụi khí. Khi lực hấp dẫn lớn dần lên, nó kéo các khí và bụi lại gần nhau, tạo thành Mặt Trời và các hành tinh. Nhưng phần bên ngoài, do lực hấp đẫn không đủ mạnh, nên chúng vẫn còn lơ lửng trong vũ trụ. Chúng hình thành nên đám mây Oort, ranh giới cuối cùng của Hệ Mặt Trời.

Nguồn: Theo L’Express.

Ảnh: Đường đi của sao chổi ISON từ tháng 12/2012 đến tháng 10/2013 với các chòm sao nó đi qua là Song Tử, Cự Giải, và Sư Tử.

Bạn thích bài viết này? Hãy bấm like và comment để chia sẻ cùng bạn bè.

Các bài khác