Dự báo thời tiết Hà Nội
Thời tiết hôm nay, ngày mai, 3, 5 và 10 ngày tới


Kepler 78b một hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời nơi mỗi năm chỉ kéo dài 8 tiếng

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời, hành tinh này thực hiện xong một vòng quay quanh ngôi sao của nó chỉ trong có 8 giờ 30 phút! Hãy thử tưởng tượng bạn đi ngủ vào buổi tối và khi bạn tỉnh dậy thì một năm đã trôi qua! Đó chính là trường hợp xảy ra tại hành tinh Kepler 78b. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngủ trên hành tinh này được vì nó là một quả cầu magma nóng chảy. Phát hiện này được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal.

Một địa ngục đang bốc cháy

Hành tinh Kepler 78b nằm cách Trái Đất 700 năm ánh sáng không phải là một nơi cởi mở đón chào. Do ở vị trí quá gần so với ngôi sao chủ Kepler 78 (gần hơn khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt Trời 40 lần), nhiệt độ bề mặt của Kepler 78b ước tính lên tới 2700°C, nóng đến nỗi hình thành được cả một đại dương dung nham nóng chảy. Với kích thương tương đương Trái Đất, ngôi sao mà Kepler 78b quay quanh còn khá trẻ. Josh Winn, giáo sư tại MIT (Học viện Công nghệ Massachusetts, Massassuchets Institute of Technology) và là đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Cần phải có trí tưởng tượng siêu phàm mới có thể tưởng tượng nổi cuộc sống trên hành tinh này. Chúng ta không thể nào sống sót được ở nơi đó.”

Một nguồn thông tin phong phú

Nhưng điều thật sự khiến các nhà khoa học phải chú ý, đó là kĩ thuật được sử dụng nhằm xác định hành tinh này. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học bắt được trực tiếp ánh sáng phát ra từ một hành tinh có kích thước nhỏ như Kepler 78b. Kì tích này có được là nhờ vệ tinh Kepler của NASA, vệ tinh này đã dừng hoạt động vài ngày trước. Sau khi được các kính viễn vọng phân tích, ánh sáng phát ra từ hành tinh này sẽ cung cấp nhiều thông tin về cấu tạo bề mặt và các đặc trưng quang phổ của hành tinh. Ngoài ra, do khoảng cách quá gần đối với ngôi sao chủ, các nhà khoa học hi vọng có thể tính toán ra lực hấp dẫn và khối lượng của Kepler 78b. Và nếu thành công, đây sẽ là kết quả thu được đầu tiên đối với một hành tinh có kích thước như vậy.

Có những hành tinh có quỹ đạo thậm chí còn ngắn hơn Kepler 78b!

Trong một bài báo khác đăng trên The Astrophysical Journal mà Josh Winn tham gia với tư cách đồng tác giả, các nhà khoa học đã nghiên cứu cấu tạo của một hành tinh được phát hiện từ nhiều năm trước, hành tinh này có quỹ đạo thậm chí còn ngắn hơn: chỉ khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ! Các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng: để một hành tinh như vậy không bị lực hấp dẫn của ngôi sao chủ tiêu diệt thì nó phải tỉ trọng cực kì lớn, tức là phần lớn thành phần cấu tạo là sắt. Josh Winn cho biết: “Liệu có tồn tại hay không một hành tinh có tỉ trọng đủ để tồn tại ngay cả khi khoảng cách giữa nó và ngôi sao chủ rất gần, đây là một câu hỏi thú vị.” Tuy nhiên, việc những hành tinh này có vẻ giống như những địa ngục nóng chảy không loại trừ khả năng tồn tại những hành tinh vẫn có thể hỗ trợ sự sống mặc dù có khoảng cách rất gần với ngôi sao chủ. Thật vậy, nhóm của Winn đang rất chú ý đến các ngôi sao lùn nâu, cực kì lạnh. Josh Winn kết luận: “ Trên những hành tinh này có thể phát triển sự sống nếu có khoảng cách và nhiệt độ thích hợp.”

Theo Maxisciences.

Ảnh: Tàu không gian Kepler

Bạn thích bài viết này? Hãy bấm like và comment để chia sẻ cùng bạn bè.

Các bài khác