Dự báo thời tiết Hà Nội
Thời tiết hôm nay, ngày mai, 3, 5 và 10 ngày tới


NASA phát hiện một hành tinh có màu hồng

Nhờ vào kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawai, NASA vừa phát hiện ra một hành tinh mới có màu hồng, nằm cách Trái đất khoảng 57 năm ánh sáng. Hành tinh này có tên khoa học là GJ 504b, là hành tinh có khối lượng nhỏ nhất từng được phát hiện. Michael McElwain, một thành viên của nhóm khám phá Goddard Space Flight Center của NASA, cho biết: “Nếu chúng ta đến thăm hành tinh khổng lồ này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một thế giới sáng rực rỡ do nhiệt phát ra từ quá trình hình thành với màu sắc của những cánh anh đào hồng thẫm.”

Đặc điểm vật lý

GJ 504b xoay quanh một ngôi sao có tên GJ 504, thuộc chòm sao Thất Nữ, nóng hơn mặt trời một chút, khoảng cách giữa hành tinh này và ngôi sao của nó tương đương 44 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Ngôi sao của nó có nhiệt độ bề mặt cao hơn Mặt Trời, khoảng 237 độ C, và có thể được nhìn thấy trong chòm sao Virgo (Thất Nữ).

GJ 504b là hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện. Mặc dù vậy, đây vẫn là một hành tinh khổng lồ với kích thước tương đương sao Mộc, khối lượng lớn gấp khoảng 4 lần sao Mộc. Theo NASA, hành tinh này tương đối trẻ, mới chỉ khoảng 160 triệu năm tuổi và có màu hồng là do nhiệt phát ra trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, Michael McElwain cho biết: “Máy ảnh của chúng tôi quan sát trong gần vùng hồng ngoại cho thấy màu sắc của nó ngả sang xanh một chút so với ảnh chụp các hành tinh khác, điều đó cho thấy rằng bầu không khí rất ít mây”.

Quỹ đạo và quá trình hình thành

Bên cạnh màu sắc gây ngạc nhiên của nó, hành tinh mới này là một câu hỏi đối với lý thuyết hình thành các hành tinh khổng lồ. Theo NASA, mô hình “được chấp nhận rộng rãi nhất là mô hình bồi tụ lõi, theo đó, các hành tinh giống như sao Mộc hình thành trên một đĩa những mảnh vụn giàu khí ga quay xung quanh một ngôi sao trẻ. Sau đó, phần lõi được hình thành nhờ sự va chạm giữa các sao chổi và các tiểu hành tinh để tạo ra một ‘hạt giống’. Khi phần lõi này đạt đủ khối lượng cần thiết, lực hấp dẫn của nó sẽ hút khí ga từ đĩa để tạo nên hành tinh”.

Mô hình này thích hợp đối với các hành tinh nằm ở khoảng cách tương đối nhỏ từ ngôi sao của chúng, tức là khoảng 30 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời (30 đơn vị thiên văn hoặc 30 AU). Tuy nhiên, mô hình này khó áp dụng cho các hành tinh nằm rất xa so với ngôi sao chủ, như trường hợp GJ 504b. Khoảng cách giữa nó và ngôi sao chủ GJ 504 là 43,5 đơn vị thiên văn. Markus Janson, nghiên cứu sinh tại Đại học Princeton ở New Jersey nhận xét: “Việc khám phá ra hành tinh mới này khiến chúng ta phải đánh giá lại các lý thuyết về hình thành hành tinh, hoặc kiểm tra lại các giả định cơ bản trong lý thuyết bồi tụ lõi”.

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Astronomers_Image_Lowest-mass_Exoplanet_Around_a_Sun-like_Star.jpg

Bạn thích bài viết này? Hãy bấm like và comment để chia sẻ cùng bạn bè.

Các bài khác