Dự báo thời tiết Hà Nội

Núi lửa ở Indonesia phun trào dữ dội

Núi lửa ở Indonesia phun trào dữ dội

 

Mới đây, một ngọn núi lửa ở Indonesia phun trào dữ dội, bốc lên khối tro bụi dày đặc và nhiều khối đất đá ra các làng xung quanh. Rất may mắn là không có thiệt hại và thương vong nào.  Cùng theo dõi những hình ảnh hoạt động của núi lửa này nhé!

Gần 6000 người trên đảo Sumatra phải sơ tán

Gần 6.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa trên đảo Sumatra của Indonesia, sau khi một ngọn núi lửa có đợt phun trào dữ đội vào cuối tuần qua, và tống lên bầu trời cột khói lớn trong hôm 16/9.

Ngọn núi lửa này có tên là Sinabung nằm ở quận Karo thuộc tỉnh Bắc Sumatra. Núi lửa phun trào vào rạng sáng 15/9, phủ đá bụi và tro nóng xuống những ngôi làng gần đó. Gần 6000 người dân sinh sống tại sáu ngôi dưới chân núi đã phải đi sơ tán. Sang ngày hôm sau, núi lửa vẫn tiếp tục phun tro bụi nhưng cường độ thấp hơn. 6 chuyến bay từ sân bay Kualanamu, thủ phủ tỉnh Medan, đã bị hoãn. Không có thiệt hại và thương vong nào vì đợt phun trào của núi lửa.

Lần cuối cùng núi lửa Sinabung hoạt động là tháng 8 và 9/2010, làm hai người chết và khoảng 30.000 người phải đi sơ tán. Các nhà khoa học khi đó không dự đoán được vì núi lửa đã ngủ yên suốt gần 100 năm.

Indonesia – đất nước của núi lửa

Indonesia nằm trên các đường đứt gãy kiến tạo lớn được gọi là “vành đai lửa” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi các hoạt động địa chất diễn ra dữ dội với động đất và núi lửa phun trào liên tục xảy ra. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, gồm cả Krakatoa và Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ 19. Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm: vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần 230.000 người và khoảng 167.736 người tính riêng phía bắc Sumatra, và trận động đất Yogyakarta năm 2006. Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali.

Hồi tháng trước, có sáu người tử vong và hàng ngàn người phải sơ tán khi ngọn núi lửa Rokatenda trên hòn đảo nhỏ Palue thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara phun trào, tạo ra một đám mây khổng lồ cao 2.000 m.

Núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia là Merapi nằm trên đảo Java đã có đợt phun trào lớn khiến hơn 350 người thiệt mạng vào cuối tháng 10/2010.

Exit mobile version